Xe ô tô sử dụng hộp số tự động đang ngày càng phổ biến và được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ tính tiện dụng, thoải mái khi vận hành. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách khởi hành và lái xe ô tô số tự động như thế nào cho đúng nhé.
Nội dung bài viết
1. Sự khác nhau giữa xe số sàn và số tự động
Đầu tiên là chúng ta có thể thấy về cách lái xe: với xe số sàn thì lái xe phải vào số và trả số, theo sự thay đổi của tốc độ xe, nghĩa là biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa cần số, chân phanh và chân ga, bàn đạp côn và nếu không phối hợp tốt thì hại động cơ, bị rồ ga hoặc chết máy, còn với xe số tự động thì lái xe chỉ việc khởi động, vào số để đi, còn trong quá trình di chuyển thì việc chuyển số hoàn toàn tự động hầu như không dùng đến cần số.
Chính vì vậy lái xe số tự động chỉ cần dùng đến 2 tay mình có thể hoàn toàn điều khiển vô lăng trong khi quý vị lái xe số sàn thì phải vừa 1 tay đặt ở vô lăng, chân thì đạp côn, đạp ga còn một tay thì đôi khi chúng ta phải điều khiển cần số, nói chung khá là phức tạp.
Khác biệt thứ 2 khá rõ ràng đó chính là trải nghiệm khi lái xe. Với lái xe số sàn thì lái xe có trải nghiệm làm chủ chiếc xe của mình hơn, và nó hầu như đáp ứng hết yêu cầu tức thời của tài xế về sự thay đổi tốc độ mang lại cảm giác bốc hơn khi đi đường trường hay là trên cao tốc.
Đây cũng là lý do khiến rất nhiều nam giới thích lái xe số sàn, trong khi xe số tự động giúp cho người lái cảm thấy nhàn hạ, nhẹ nhàng trong khi lái xe, đặc biệt trong đường đô thị, và không mất quá nhiều thao tác cần số hay cắt côn, lái xe chỉ cần kết hợp chân ga chân phanh rất là đơn giản, nó cũng phù hợp với lại phụ nữ.
Xe số sàn cũng có ưu điểm một chút đó là có giá rẻ hơn so với xe số tự động cùng loại, và tiết kiệm nhiên liệu hơn, tuy nhiên mức tiết kiệm này cũng không đáng kể so với số tự động trong khi đó xe số tự động giup giảm tương đối sự căng thẳng của người lái trong quá trình lái xe.
Cuối cùng, một câu hỏi được khá nhiều người đặt ra đó là mức độ an toàn, vậy thì xe số sàn và xe số tự động, loại nào sẽ an toàn hơn và câu trả lời của chúng tôi là không có một kết luận hay đánh giá chính thức nào về sự an toàn của xe số sàn hay xe số tự động hơn.
Tuy nhiên ý kiến của những người có kinh nghiệm trong lái xe nhiều năm cho rằng là họ lái xe số sàn thì cảm giác an toàn hơn, bởi vì là xảy ra sự cố hay nguy cơ gì trên đường thì người lái sẽ cảm thấy lúng tùng và bị cuống và khi bị cuống thì theo phản xạ chúng ta sẽ đạp chân phanh, với xe số tự động nếu đạp nhầm chân ga và chân phanh thì làm cho xe rồ lên và lao nhanh lên phía trước thậm chí là nhanh hơn tốc độ đang di chuyển.
Còn với xe số sàn nếu chúng ta nhấn mạnh vào chân côn thì chỉ làm cắt côn, xe bị chết máy và dừng lại, nên nhiều người cho rằng xe số sàn an toàn hơn, và có nhiều vụ tai nạn xảy ra trong thời gian vừa qua đối với người học lái xe số sàn nhưng khi lái xe thực tế lại lái xe tự động, nên không có kết luận nào rằng xe nào an toàn hơn về loại xe mình điều khiển hay chưa.
Một ưu điểm khi lái xe số tự động so với xe số sàn là bạn không cần phải đạp côn do đó không bị mất tập trung khi vào các thao tác tăng giảm số. Và một điểm nữa là cần số trên xe số tự động được thiết kế thông minh, nhưng sẽ dễ sử dụng hơn nhiều và không tốn công sức khi bạn đã rành.
Thiết kế cần số xe tự động được đánh giá là linh động và đa dạng hơn nhiều so với cần số sàn – cần số xe sàn chỉ có 1 kiểu duy nhất với các vị trí số được cố định theo hình cái thang nằm ngang.
Trên thị trường, thịnh hành và dễ sử dụng nhất với người bắt đầu học lái xe số tự động vẫn là cần số có vị trí các số nằm trên đường thẳng hay đường zigzag được đặt chính giữa ghế lái và ghế phụ lái (dạng center console, phổ biến ở những dòng xe sedan hoặc xe SUV). Bên cạnh đó, một số xe được thiết kế phá cách với cần số dạng tròn, dạng treo trên bánh lái (với các xe dạng mini van, xe bán tải, có tác dụng tiết kiệm không gian sàn xe), dạng nút bấm (với các dòng xe thể thao),…
2. Khởi hành và lái xe ô tô số tự động
- P (Park) – chế độ đỗ xe – sử dụng khi dừng đỗ xe lâu
- R (Reverse) – Số lùi – dùng để chạy lùi, lùi đỗ xe
- N (Neutral) – chế độ số mo, ngắt truyền động hộp số – sử dụng khi cần kéo xe cứu hộ
- D (Drive) – Số tiến – dùng để xe di chuyển về phía trước
Các ký hiệu chế độ điều khiển số tay trên xe hộp số tự động (tuỳ dòng xe, thương hiệu có cách ký hiệu khác nhau)
- M (Manual) – Chế độ số tay – có thể điều khiển cộng trừ cấp số khi vượt xe, lên xuống dốc
- S (Sport) – Chế độ lái thể thao
- +/- hay lẫy số +/- trên vô-lăng – giúp tài xế chủ động tăng giảm cấp số
- D1, D1, D3 (số tiến 1-2-3) – Chế độ số tay theo các cấp số 1-2-3. chạy ở những đoạn đường khó đi hoặc cần tăng tốc. Thường thì khi đổ đèo các tài xế rất hay sử dụng những số này để đảm bảo an toàn.
- L, L1, L1 (Low) – chế độ số thấp dùng trong các trường hợp xe tải nặng, lên/xuống dốc. Tương đương số 1, số 2 như xe số sàn
- OD (Overdrive) : chế độ để vượt dốc, đổ đèo
- B (Brake): chế độ số hãm, dùng để hãm tốc động cơ khi xe xuống dốc
Lưu ý trước khi khởi động động cơ xe số tự động
- Cần số phải nằm ở vị trí số P (số đỗ)
- Đạp hết hành trình phanh chân.
- Sau khi đã làm hai động tác trên thì mới khởi động cơ.
Một vài dòng xe không bắt buộc phải đạp phanh chân khi khởi động hay có thể để cần số ở vị trí N khi khởi động nhưng tài xế nên tập và thường xuyên thao tác số P-Đạp phanh- khởi động như một thói quen để đảm bảo tính an toàn.
3. Cho xe di chuyển
- Kiểm tra an toàn xung quanh xe.
- Cho xe di chuyển : nguời lái cần gạt cần số từ P sang D, đạp ga và để xe chạy bình thường. Trong trường hợp cần lùi xe, gạt cần số sang R. Trong quá trình chạy, nếu gặp địa hình ghập ghềnh, khó khăn hoặc các địa hình dốc cao, bạn có thể gạt cần số sang các chế độ D3, D2 hay D1 để dễ dàng vượt qua và trở về lại D khi đường đã bình thường trở lại.
Chỉ sử dụng chân phải để điều khiển ga và phanh khi lái xe số tự động (chân trái nghỉ, không sử dụng khi đi xe số tự động). Gót chân phải luôn đặt ở vị trí bàn đạp phanh và di chuyển mũi chân để tăng gia khi cần thiết. Điều này giúp người lái phản ứng đạp phanh nhanh hơn trong trường hợp khẩn cấp.
4. Các trường hợp lái xe với xe ô tô số tự động
4.1. Dừng đèn đỏ khi lái xe số tự động
- Nếu dừng nhanh thì vẫn để cần số ở vị trí D, giữ chân phanh nếu đường dốc
- Nếu xe dừng lâu có thể chuyển cần số sang vị trí N và kéo phanh tay
- Không chuyển cần số về vị trí P vì trong trương hợp xe bị đâm phía sau khi đang dừng đèn đỏ sẽ gây hại cho hộp số. Ngoài ra một vài xe trang bị tính năng khoá cửa tự động, khi về P cửa xe sẽ unlock khiến kẻ gian dễ dàng đột nhập vào xe.
4.2. Đi đường đèo với xe số tự động
- Lên dốc, đi lên đèo thì có thể để cần số ở vị trí D hay chuyển sang chế độ số tay để tự điều khiển các cấp số. Để thoải mái nhất người lái nên để cần số ở D, việc tính toán các cấp số phù hợp đã có hệ thống điện tử điều khiển.
- Xuống dốc, đi xuống đèo người lái nên chủ động chuyển sang số tay, tự điều khiển các cấp số cộng trừ 3-2-1 để hãm tốc độ bằng động cơ, hạn chế đạp phanh chân nhiều để đảm bảo an toàn
4.3 Dừng đỗ xe với xe số tự động
Các bước đỗ xe an toàn khi lái xe số tự động (đường bằng và đường dốc) người lái cần tập thói quen
- Đạp phanh chân
- Chuyển cần số về N
- Kéo phanh tay
- Chuyển cần số về P và nhả phanh chân
Điều này sẽ giúp hộp số bền hơn, hạn chế ma sát các chi tiết cơ khí bên trong hộp số
Tất cả những hướng dẫn và chú ý trên khi lái xe số tự động sẽ giúp bạn biết được những điều nên và không nên làm cũng như cách xử lý các tinh huống nguy hiểm khi lái xe hộp số tự động. Để đảm báo lái xe an toàn, bạn nên thường xuyên luyện tập, trao dồi các kỹ năng lái xe và đặt biệt là tuân thủ đúng các quy định pháp luật giao thông đường bộ.
5. Học bằng lái xe số tự động B1 ở đâu uy tín?
Để nhận được trải nghiệm học tốt nhất và khả năng vượt qua kỳ thi bằng lái cao thì chắc chắn bạn cần trường dạy bằng lái xe B1 thật chất lượng. Trung tâm Đào tạo lái xe Cần Thơ sẽ là nơi để các bạn gửi niềm tin. Chúng tôi đảm bảo rằng: